Làm gì khi bị mất gốc toán ?

Ngày đăng: 09/08/2023

Biên soạn và sưu tầm : Mẫn Ngọc Quang 

Giáo viên luyện thi toán vào lớp 10 giỏi ở hà nội

Tại số nhà 27 đường 800A-Cầu Giấy -Hà Nội 

Liên hệ Hotline: 0989 850 625

Để cải thiện tình trạng “mất gốc môn toán”  hiệu quả các em có thể liên hệ với thầy Mẫn Ngọc Quang:

Số điện thoại: 0989.850.625

Thi cử ngày càng thay đổi nhiều, tâm lí học sinh càng ngày càng hoảng loạn. Nhiều bạn càng ngày càng lo lắng cho việc học, bởi bây giờ áp lực đến từ rất nhiều việc. Đôi khi rất quyết tâm, nhưng bạn chợt nhận ra rằng không hiểu sao cái phần này, cái phần kia mình chẳng có tí cảm tình gì cả. Dù cũng muốn học, nhưng nhìn vào chẳng hiểu gì. Ấy có lẽ là vì bạn đã bị mất gốc. Vậy phải làm gì khi bị mất gốc môn toán?

Có lẽ năm vừa rồi kì thi chung quốc gia có sự thay đổi khi không còn thi riêng biệt Đại học và Tốt nghiệp như xưa nữa, nhưng kiến thức thì đa phần vẫn thế, với những bạn học sinh cấp 3, thông thường vẫn là thi từ chương đầu của năm lớp 10 cho đến chương cuối của lớp 12. Bạn chợt giật mình vì hình như có một số phần nhìn lại mình chẳng nhớ gì cả, và chẳng hiểu gì cả, bởi vì bạn chưa từng học thực sự phần đó. Rồi có những bạn khi thi vào cấp 3, kiến thức đâu chỉ có lớp 9, rất nhiều kiến thức tổng hợp lấy nền từ lớp 6,7,8 và tích hợp lại dưới dạng của một đề thi. Vậy bây giờ phải làm như nào?

Giống như một cái cây, ngay cả khi nó mọc cao lên rồi, mà ở bên dưới gốc, có những con sâu phá hủy, cắn nó, làm nó nguy hại thì chỉ có cách duy nhất bây giờ, không thể nào phá cái cây ấy đi được, mà bạn buộc phải đưa cái cây ấy ra một vùng đất khác, đảm bảo điều kiện hơn, đầy đủ dinh dưỡng hơn, có những sự chăm sóc chu đáo hơn, từ đó giúp diệt trừ những loài sâu bọ đang phá cây.

Việc học cũng vậy, nếu chẳng may bạn mất gốc môn toán thì chỉ còn một cách duy nhất: học lại từ đầu. Có lần mình cũng bị mất gốc một số chương trong các môn tự nhiên, và mình mắc phải sai lầm lớn, mặc dù bị mất gốc nhưng cứ đi tìm kiếm mấy quyển sách tham khảo, đọc qua qua vài bài có lời giải, thấy hơi hiểu mang máng, hoặc đôi khi cũng không hiểu lắm, thế rồi lúc làm bài kiểm tra vẫn không làm được. Hoặc là đôi khi không hiểu vì sao lại phải làm như vậy. Nhất là khi đã mất gốc lại còn đi làm đề. Đề thi là tổng hợp kiến thức ở mức độ cao nhất, không được luyện tập kĩ sao có thể làm được. Giống như việc, bạn tập bơi, bạn không được luyện tập mà ngay lập tức cho bạn đi thi bơi, bạn không chết đuối mới là lạ.

Mặc dù là dân chuyên Toán, nhưng ngay môn toán cũng có những phần mình mất gốc vì lúc học không để tâm. Nếu bạn nào học cấp 3 rồi sẽ biết, đó là phần hình không gian và 3 đường cô-nic. Phần tính khoảng cách trong hình không gian là một trong những phần rất khó, có thể xếp chỉ sau phần hệ phương trình và bất đẳng thức. Và hồi đó mình không thể hiểu mô tê gì cả. Cho đến một ngày, mình chợt nhận ra một sự thật, một cách rất vô tình.

Hôm đó tình cờ minh cầm quyển sách bài tập hình lớp 11 và làm một bài. Ủa sao bài này thấy quen quen. Hình như bài này gặp đâu đó rồi. Hóa ra đó là một bài thi quốc tế Toán học IMO (International Mathematical Olympiad) của những năm chín mấy, các bác trên bộ thấy hay biên tập lại sách mới cho vào. Mình bắt đầu đặt câu hỏi “Vì sao bài thi quốc tế mà Bộ lại cho vào sách bài tập?”. Chắc chắn phải có lý do gì đó. Ngày xưa khi học, mình luôn luôn coi thường bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập, bởi mình nghĩ sách này thiết kế cho chung, cả học sinh dân tộc thiểu số cũng học, muốn khác biệt phải học những thứ cao siêu chứ học mấy bài này làm gì. Nhưng sau lần ấy, mình bắt đầu có một cái nhìn khác về bài tập trong sách bài tập. Thế là mình ngồi “cày” lại hết sách giáo khoa và sách bài tập của những phần mình mất gốc. Có lần mình rủ bạn mình, hai thằng là dân chuyên Toán mà ngồi nghĩ một bài hình không gian mất 3 tiếng không nghĩ ra. Đến lúc xem giải mới thấy ấm ức lắm.

Sau này, kết nối lại kinh nghiệm học, thì mình thấy mọi sự phải khởi đầu bằng sách giáo khoa và sách bài tập. Giống như xây nhà, bạn không xây móng chắc chắn thì làm sao lên cao được. Cái móng nhà của bạn yếu, bạn xây 3,4 tầng còn được, chứ sao xây được 72 tầng như tòa nhà Keangnam – tòa nhà cao nhất Việt Nam. Khi bạn học, đặc biệt là các môn tự nhiên, nếu không hiểu bản chất ngay từ những bài cơ bản mà chỉ giải đơn thuần như con vẹt thì sau lên những bài khó hơn, khả năng tư duy, suy luận và phân tích logic cao hơn, chắc chắn bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Mình vẫn còn nhớ lớp 12 của môn Toán có một chương là Tích phân. Cá nhân mình nghĩ rằng đây là một bài “gỡ điểm” vì khi mình luyện thi quanh đi quẩn lại chương này chỉ có 3 dạng: sử dụng công thức, đổi biến số và tích phân từng phần. Cá biệt lắm có thêm một vài bài thi học sinh giỏi thì sử dụng cách giải không bình thường. Thế nhưng lúc đầu mới học, mình không hiểu gì cả, và mình biết đây cũng là một phần rất khoai với nhiều bạn. Thế nhưng lúc học, thầy nói rất ít, thầy cứ chép đề lên bảng, cho ngồi giải, cho cả lớp lần lượt lên giải hết tất cả các câu trong sách giáo khoa. Thế là trong 2 tuần liền, khi làm khoảng 100-200 bài tích phân, bắt đầu những công thức mới thành phản xạ, nhớ vào trong đầu và mình bắt đầu hiểu ra bản chất.

Nếu xét bản chất khoa học, bạn mất gốc một phần, một chương nào đó là do bộ não của bạn chưa đủ liên kết nơ ron thần kinh trong phần đó. Giống như việc con đường từ nhà bạn đến trường, lần đầu đi học, chắc hẳn bạn cũng thấy lạ lẫm và có thể lạc đường. Nhưng khi đi nhiều rồi, bắt đầu nhớ từng ngóc ngách, từng hàng, từng ngõ. Việc học cũng vậy, nếu bạn mất gốc toán thì việc cần làm nhất là bạn phải tích đủ lượng nơ ron thần kinh trong phần học ấy. Mà khởi đầu là bạn phải làm tốt sách giáo khoa và sách bài tập. Phải làm cho bằng được và hiểu cho đúng bản chất. Mình là dân chuyên Toán, nhưng ngày đó bài nào trong sách giáo khoa Toán mà mình không làm được, ngay lập tức mình sẽ mở giải ở cuối ra xem. Mà nếu giải không có, mình sẽ mở sách “Để học tốt”. Nói thật với các bạn là mình luôn có “Để học tốt” trên bàn học đó, không giải được thì mở ra để xem vì sao lại giải như vậy. Khi hiểu bản chất thì giải lại, chứ mình cũng không ngại câu chuyện dân chuyên Toán mà đi dùng để học tốt .

HÌNH ẢNH MỘT SỐ BUỔI HỌC CỦA LỚP TOÁN THẦY QUANG 

 

 

 

 

 

Giáo án và bài giảng của thầy Mẫn Ngọc Quang , giáo viên chuyên dạy học sinh mất gốc môn toán tiến bộ trong thời gian ngắn .

Bộ sách cho học sinh mất gốc quận Hai Bà Trưng thầy Mẫn Ngọc Quang

Tin tức liên quan

Tin cùng chuyên mục